Văn Bằng 2 Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Văn Bằng 2
Sau khi tốt nghiệp đại học hay cao đẳng bạn sẽ được Nhà trường cấp cho một tấm bằng đại học hay cao đẳng về một ngành nghề nào đó. Chắc không ít bạn sẽ thắc mắc về việc tại sao có một loại bằng ghi là văn bằng 2. Qua bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem văn bằng 2 là gì nhé!
- Khái niệm
Văn bằng 2 là một tấm bằng đại học hay cao đẳng thứ hai. Nghĩa là sau khi hoàn thành việc học đại học có được tấm bằng đầu tiên, nhưng họ không muốn dừng lại ở đó mà muốn học thêm một ngành nghề thứ hai thì tấm bằng đại học được Nhà trường cấp phát sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo mới ghi là văn bằng 2.
Trước khi quyết định học văn bằng 2 thì bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng, tìm hiểu về chính sách, chế độ ngôi trường mà bạn sẽ học. Xác định ngành nghề nào hiện nay đang là xu hướng, được các nhà tuyển dụng săn lùng hoặc có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Văn bằng 2 có giá trị ngang với văn bằng 1 vì vậy bạn đừng lo lắng về vấn đề văn bằng 2 có dễ xin việc hay không. Và người theo học văn bằng 2 cũng sẽ được truyền đạt đầy đủ kiến thức giống như những người học văn bằng 1.
- Những điều kiện để học văn bằng 2
Một số điều kiện mà công dân cần có để học văn bằng 2 như sau:
Đảm bảo điều kiện về sức khỏe, không nằm trong phạm vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã có một bằng tốt nghiệp trước đó; nộp đầy đủ hồ sơ nhập học, đạt tiêu chuẩn học tập tại trường theo quy định.
- Cách đào tạo văn bằng 2 như thế nào?
Có rất nhiều cách đào tạo văn bằng 2 hiện nay. Hai hình thức phổ biến được sử dụng ở các trường đại học:
Hệ chính quy: Học trực tiếp tại trường theo thời gian quy định
Hệ không chính quy: học có người hướng dẫn, có thể vừa học vừa làm, học online,…Hình thức này phù hợp với những người đang đi làm không có nhiều thời gian rảnh để đến lớp.
- Hình thức cấp văn bằng 2 như thế nào?
Văn bằng sẽ được cấp tùy theo hình thức mà bạn chọn theo học tại trường. Đối với hình thức thi và cấp bằng của hệ không chính quy và chính quy như sau:
Đối với người vừa làm vừa học sẽ tham gia lớp học và được tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả theo quy định của quy chế hệ không chính quy. Nếu học viên đủ điều kiện sẽ được cấp bằng đại học.
Đối với người học theo hình thức có người hướng dẫn, học online. Người học sẽ học tập tại nhà hay ở đâu đó mà không cần tới trường, học viên sẽ học tập, kiểm tra và kết thúc chương trình theo quy định. Sau đó nếu đủ điều kiện người học sẽ được công nhận và cấp bằng.
Người học theo hình thức trực tiếp, học tại trường sẽ phải tuân thủ đúng giờ lên lớp và tiến hành kiểm tra, thi cử trực tiếp, làm các bài thi cuối khóa, bài luận văn. Học viên sẽ được đánh giá kết quả học tập theo quy chế hệ chính quy. Kết thúc thời gian học tập mà người học đủ tiêu chuẩn ra trường sẽ được cấp bằng tốt nghiệp.
Tuy nhiên ở mỗi bằng đều có ghi dòng chữ “ bằng thứ hai”.
- Lợi ích của việc học văn bằng 2
Có thêm cơ hội để học thêm một ngành nghề khác trong trường hợp ngành nghề một không phù hợp với bản thân: khi bạn học văn bằng 1 theo mong muốn của gia đình, thì sau khi học xong bạn có thể học một ngành nghề khác mà bạn yêu thích.
Tận dụng được thời gian, có thể vừa đi làm vừa đi học, bổ sung thêm kiến thức cho bản thân.
Thời gian đào tạo ngắn, linh hoạt và bạn có thể học ở bất kì đâu mà không cần đến lớp.
Tạo kiện kiện thuận lợi trong tìm kiếm việc làm, đa dạng hóa khả năng chuyên môn.
Mở rộng được mối quan hệ: mối quan hệ là rất cần thiết cho công việc của bạn trong tương lai, khi đi học bạn sẽ có mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, các anh chị trong trường,…
Tùy theo sở thích, mong muốn mà bạn có thể chọn học một văn bằng hoặc hai văn bằng. Tuy hai hình thức đào tạo là khác nhau nhưng giá trị của chúng là như nhau. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được phần nào đó về văn bằng 2 là gì.
Chuẩn Bị Cho Ngày Đầu Tiên Đi Làm
Có thể nói trong sự nghiệp của mỗi người, ngày đầu tiên bước chân vào một môi trường làm việc mới luôn có ý nghĩa quan trọng. Do đó, chúng ta cần có một sự chuẩn bị thật tốt cho ngày đầu tiên đi làm của mình để có thể tạo được thiện cảm, ấn tượng với đồng nghiệp cũng như cấp trên. Vậy nếu bạn vẫn còn loay hoay chưa biết cần làm gì cho ngày đầu tiên đi làm thì hãy cùng nhau đọc bài viết sau đây.
- Chuẩn bị về trang phục
Nếu bạn làm việc trong môi trường công sở thì vào ngày đầu tiên tốt nhất bạn hãy mặc âu phục, quần dài cùng áo sơ mi hoặc váy dài qua gối đối với các bạn nữ, tránh mặc quần jeans, áo thun hay váy bó sát,…. Dù trước đó bạn đã từng có thời gian thực tập tại công ty và nhận thấy nhân viên ở đây mặc trang phục khá thoải mái nhưng không có nghĩa là bạn cũng sơ sài cho ngày làm việc chính thức đầu tiên của mình. Trang phục công sở lịch sử, chỉnh tề sẽ là điểm cộng và gây ấn tượng đầu tiên khi người khác nhìn thấy bạn.
Nếu vị trí làm việc của bạn là những công việc ngoài trời, công trường xây dựng,… thì nên lựa chọn những bộ quần áo thoải mái nhưng vẫn lịch sự kết hợp cùng giày là lựa chọn phù hợp nhất.
Một điểm lưu ý cho các bạn sinh viên mới ra trường, nếu bạn không thay đổi thời trang phù hợp với môi trường làm việc mà tự cho mình là sinh viên thì đừng mong người khác coi bạn là “ đồng nghiệp ”.
- Chuẩn bị trước khi đi làm
Bạn cần chắc chắn rằng mình biết thời gian làm việc để có thể đến nơi đúng giờ hoặc thậm chí sớm hơn 5-10 phút. Khi đến nơi bạn nên tìm đến bộ phận báo cáo hoặc đợi ở lễ tân tùy theo chỉ dẫn của từng công ty. Việc này sẽ cho thấy bạn thực sự nghiêm túc và quan tâm tới công việc của mình.
- Cách ứng xử trong ngày đầu tiên đi làm
- Chào hỏi
Quản lý có thể sẽ giới thiệu bạn với mọi người, nhưng nếu họ không làm vậy bạn cũng hãy biết cách giới thiệu mình trước tất cả đồng nghiệp khác. Hãy giới thiệu về bản thân thật ấn tượng vì nó cũng giống như bạn đang quảng cáo thương hiệu của chính mình vậy, khi đối phương có thể nhớ tên bạn, biết bạn là ai thì có nghĩa là bạn đã thành công bước đầu rồi đấy.
- Hãy lắng nghe và quan sát
Khi mới bước chân vào một môi trường làm việc mới thì việc đầu tiên bạn nên làm đó là hãy tập lắng nghe và quan sát trước khi đưa ra một lời đề nghị nào đó. Biết lắng nghe sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm mới từ những nhân viên cũ, đồng thời bạn có thể hiểu hơn về những người đồng nghiệp của mình. Và việc quan sát sẽ giúp bạn có thể thích nghi, hòa nhập với văn hóa, tác phong làm việc tại công ty, đồng thời bạn sẽ được mọi người đánh giá là có sự tinh tế và chuyên nghiệp.
- Chú ý đến thái độ cư xử
Đa số mọi người sẽ có khuynh hướng nhìn vào một khuyết điểm nào đó của bạn nhiều hơn là nhìn nhận những điểm tốt từ bạn. Do đó, trong ngày đầu tiên đi làm đừng để bản thân trở nên mất điểm trong mắt đồng nghiệp vì những hành xử chưa được khéo léo. Thay vào đó hãy cư xử thật tế nhị, lịch sự và đúng mực với những người cùng làm việc với bạn, nên nhớ rằng chỉ cần một câu nói thô lỗ hay một tiếng cười không đúng lúc cũng đủ khiến bạn nhận sự ác cảm từ xung quanh.
Một trong những biểu hiện ít ai nhận ra nhưng đó lại là điểm khiến bạn có một ấn tượng không mấy tốt với mọi người. Đó là việc sử dụng mạng xã hội một cách thiếu ý thức ngay cả trong giờ làm việc hoặc đăng những hình ảnh quá lố, không phù hợp trong group nhóm sẽ gây khó chịu cho mọi người.
Đối với những bạn lần đầu tiên bước chân vào một môi trường làm việc sẽ có không ít sự bỡ ngỡ. Chính vì thế bài viết trên hy vọng sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị chu đáo để tạo được nhiều thiện cảm và ấn tượng tốt với mọi người trong ngày đầu tiên đi làm. Chúc bạn có thật nhiều niềm vui trong công việc!
Tiến Thoái Lưỡng Nan Là Gì? Làm Thế Nào Để Không Rơi Vào Tiến Thoái Lưỡng Nan
Trên hành trình dài và rộng của cuộc đời, đôi lúc chúng ta gặt hái được nhiều hoa thơm quả ngọt, nhưng cũng có khi lâm vào tình trạng khó khăn, bế tắc và cứ thế mà bị tụt lại phía sau. Và ắt hẳn sẽ có nhiều người trong chúng ta gục ngã, bỏ cuộc khi rơi vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan như vậy. Vậy thì tiến thoái lưỡng nan là gì? Chúng ta hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu sâu sắc hơn nghĩa của cụm từ này nhé.
- Tiến thoái lưỡng nan là gì?
Tiến thoái lưỡng nan nghĩa là “tiến cũng không được mà lùi cũng không xong”. Đây là một thành ngữ để chỉ tình trạng, trạng thái mà khi con người không biết chọn quyết định nào cho đúng, muốn làm tiếp cũng không thành mà buông bỏ cũng không thể, chỉ biết chờ đợi cơ hội khác.
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp mà chúng ta rơi vào thế bị động, dù đưa ra quyết định nào cũng không mang lại kết quả như ý. Phải kể đến đầu tiên đó chính là những bạn trẻ mới chập chững bước vào đời mà không có mục đích hay định hướng rõ ràng, để rồi họ cứ loay hoay từ công việc này đến công việc khác mà không mang lại thành quả nào. Cuối cùng là tự dẫn mình đi vào ngõ cụt hoặc là những con đường xa lạ khác và chắc hẳn sự tuyệt vọng sẽ đeo bám họ một chặng đường dài. Một trường hợp khác, một cá nhân đã vạch ra cho mình con đường đi cụ thể, định hướng rõ ràng và luôn kiên trì để đạt được mục tiêu mình đề ra, nhưng vì thời thế thay đổi và đương nhiên người đó bị gạt ra khỏi đường đua của mình.
- Làm Thế Nào Để Không Rơi Vào Tiến Thoái Lưỡng Nan
Cuộc sống không phải là màu hồng cho nên bạn phải có sự chuẩn bị rằng bản thân sẽ gặp phải tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Vậy thì những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn có thêm tự tin và nghị lực khi rơi vào bế tắc.
Đừng để cho bất kỳ ai quyết định thay bạn
Điều này không có nghĩa là bạn gạt bỏ ý kiến của tất cả mọi người xung quanh, bạn có thể tham khảo các ý kiến của những chuyên gia hay nhà tư vấn để có được lời khuyên hữu ích. Tuy nhiên, bạn vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng mà bạn cho là đúng nhất và chịu trách nhiệm với nó. Hãy nhớ rằng đừng trao cuộc đời của bạn cho người khác và mong họ sẽ làm thay bạn bất cứ điều gì.
Hãy lường trước thất bại
Đây chính là quy luật của cuộc sống, luôn có những tình huống xảy ra ngoài mong đợi. Do đó, cho dù bạn đã có sự tính toán, chuẩn bị chu đáo từng đường đi nước bước nhưng vẫn phải có phương án dự phòng nếu rủi ro xảy ra và chuẩn bị tâm lý để có thể đối mặt với những thất bại của mình.
Những mối quan hệ luôn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống
Bất kể là bạn đang sống trong thời đại nào thì những mối quan hệ vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng. Hãy xây dựng, nuôi dưỡng, phát triển và làm phong phú các mối quan hệ với những người bạn có thể tin tưởng và trông đợi vào sự giúp đỡ của họ khi cần phải tìm hiểu, đánh giá và chọn lựa định hướng nghề nghiệp.
Các lựa chọn linh hoạt sẽ giúp giảm bớt các thất bại nếu bạn quyết định sai
Hãy suy nghĩ thật thận trọng trước những quyết định cần đầu tư quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc hoặc là đánh đổi nhiều hơn nữa. Hay những quyết định mà bạn cảm thấy do dự, không đủ tự tin để thực thi và thậm chí là không thể quay đầu lại sửa sai khi chọn lựa này trở thành một thảm hoạ. Vì thế hãy tự đặt ra các câu hỏi cho mình và trả lời: Liệu có quyết định nào tốt hơn không? Bản thân sẽ mất gì và được gì khi lựa chọn quyết định này?
Nếu trước đây bạn đã được nghe nhưng chưa hiểu rõ tiến thoái lưỡng nan là gì thì chắc hẳn bài viết dưới đây đã giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về nó. Và cũng hy vọng bạn có thể tích lũy thêm cho mình những bí quyết để hạn chế việc rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan và con đường chinh phục mục tiêu của bạn sẽ bớt đi những trở ngại.
Những lá đơn xin nghỉ việc hay nhất – cần viết như thế nào cho chuẩn?
Đơn xin nghỉ việc tuy đơn giản nhưng đòi hỏi bạn phải thể hiện một sự chuyên nghiệp và đầu tư để viết ra nó. Cần thể hiện được lý do chính đáng, bên cạnh đó là bày tỏ một sự biết ơn và thể hiển tinh thần làm việc trách nhiệm cho đến những ngày cuối cùng gắn bó với công ty. Vậy những lá đơn xin việc hay nhất cần viết như thế nào cho chuẩn? Hãy tham khảo bài viết bên dưới nhé.
Đưa ra lý do nghỉ việc chính đáng
Lý do nghỉ việc là nội dung quan trọng bạn cần phải cân nhắc để viết sao cho rõ ràng, rành mạch và thể hiện đầy đủ ý. Bạn cần đưa ra một lý do nghỉ việc chính đáng để cấp trên phê duyệt nhanh chóng và đồng ý cho bạn nghỉ việc. Một số những lý do nghỉ việc bạn có thể đề cập đến như: bạn thay đổi mục tiêu nghề nghiệp, muốn tim viec lam phù hợp hơn; tập trung cho việc học, nâng cao trình độ; muốn tìm một cơ hội làm việc mới…
Một lý do nghỉ việc chính đáng sẽ giúp bạn không gây mất lòng với cấp trên và giữ gìn hình ảnh của mình với công ty. Điều này rất quan trọng khi bạn xin việc ở các doanh nghiệp khác, công ty cũ sẽ nói tốt về bạn.
Xác nhận bàn giao công việc rõ ràng
Trong đơn xin nghỉ việc, bạn phải ghi rõ đã bàn giao công việc cho ai, bộ phận nào và khi nào tiếp nhận. Hơn thế nữa, để thể hiện là một người có trách nhiệm, bạn cần là người trực tiếp hướng dẫn và bàn giao công việc cho người mới. Hãy thể hiện mình là một người có tinh thần trách nhiệm rất cao cho đến ngày cuối cùng được làm việc tại công ty.
Bày tỏ sự cảm ơn đến với tập thể công ty
Cho dù gắn bó trong một khoảng thời gian ngắn hay dài đi chăng nữa, công ty cũ là nơi bạn học được rất nhiều điều từ công việc cho đến con người. Chính vì thế, bày tỏ sự cảm ơn là điều bạn cần làm trong đơn xin nghỉ việc. Bạn cần thể hiện một sự cảm ơn chân thành dành cho sếp, đồng nghiệp và cả công ty.
Bạn có thể dành lời cảm ơn đến công ty như sau:” Tôi thật sự cảm thấy vinh hạnh khi có cơ hội làm việc tại công ty. Trong suốt quá trình làm việc, tôi thật may mắn khi luôn được sếp hướng dẫn tận tình và nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn công ty đã tạo cho tôi một môi trường làm việc tốt và giúp tôi có cơ hội làm việc tốt trong suốt thời gian qua. Tôi xin chúc cho công ty luôn phát triển và đạt được những thành công”.
Không nói những điều tiêu cực về công ty
Một điều tối kỵ là thể hiện những điều tiêu cực về công việc và đồng nghiệp trong đơn xin nghỉ việc. Đừng nên đổ lỗi cho bất kỳ cá nhân nào dẫn đến quyết định nghỉ việc của bạn. Mặc dù đã nghỉ việc, nhưng bạn cũng nên thể hiện sự chuyên nghiệp và hình ảnh tốt của mình trong mắt của sếp và cả công ty. Dù không tiếp tục làm việc chung, nhưng sếp và đồng nghiệp có thể là những người bạn, họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ mình rất nhiều trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, khi thể hiện sự tiêu cực với đồng nghiệp, sếp sẽ không đánh giá cao tinh thần làm việc của bạn. Và sếp sẽ không nói những điều tốt cho bạn khi được liên hệ từ những công ty mới mà bạn xin việc.
Có thể giới thiệu một người phù hợp
Nếu có một người phù hợp với vị trí công việc đó, bạn nên đề cập cho sếp. Việc này sẽ khiến sếp đánh giá cao về tinh thần trách nhiệm và sự thiện chí hợp tác với công ty ngay cả khi bạn nghỉ việc.
Điều quan trọng khi nghỉ việc là bạn nên có sự đầu tư để viết một lá đơn xin nghỉ việc trang trọng. Không chỉ đơn thuần là xin dừng công việc hiện tại, nó còn giúp bạn bày tỏ sự biết ơn và xây dựng hình ảnh của mình đối với sếp, với công ty. Qua đó, sếp cũ sẽ có thể nói những điều tốt về bạn nếu bạn xin việc ở một công ty mới.
Đoán tính cách qua tên như thế nào?
Để tham khảo cách này, bạn hãy tra chữ các số theo chữ cái của tên mình:
- Số 1: A, J, S
- Số 2: B, K, T
- Số 3 C, L, U
- Số 4: D, M, V
- Số 5: E, N, W
- Số 6: F, O, X
- Số 7: G, P, Y
- Số 8: H, Q, Z
- Số 9: I, R
Sau đó, bạn lấy tổng các chữ số cộng lại cho đến khi còn một số duy nhất từ 1 – 9. Tên của bạn sẽ tương ứng với 9 kiểu tính cách sau.
Ví dụ: Bạn tên Võ Văn An. Lấy tổng các số: 5 + 6 + 4 + 1 + 5 + 1 + 5 = 27. Cộng hai số này lại 2 + 7 = 9. Bạn là người thuộc kiểu tính cách số 9.
Tính cách số 1
Bạn là một người có khả năng lãnh đạo với một lập trường vững chắc, luôn luôn có một ý chí và sự quyết tâm khi thực hiện một công việc nào đó. Chính vì thế, bạn rất thích hợp làm những công việc quản trị, điều khiển như: giám đốc, quản lý nhân sự…Bạn là một người thông minh, sáng tạo, ưa thích sự mạo hiểm. Một nhược điểm trong tính cách của người số 1 là sự ích kỷ, đôi khi là quá tham vọng.
Tính cách số 2
Người số 2 sở hữu một tính cách rất hòa nhã, khéo léo trong giao tiếp. Bạn thường cân nhắc mọi chuyện rất kỹ trước khi hành động. Bạn rất thích hợp trong công việc đòi hỏi sự xã giao khéo léo, nhẹ nhàng như: cố vấn tâm lý, thư ký, dạy học…Tuy nhiên, bạn là một người rất dễ thất vọng và chán nản khi gặp thất bại trong công việc, thường lo nghĩ rất nhiều khi gặp những chuyện không như ý muốn.
Tính cách số 3
Khi thuộc tính cách số 3, bạn là một người thông minh, ham học hỏi và có nhiều tài năng đặc biệt, chẳng hạn như: hội họa, văn học, ca hát… Lạc quan yêu đời và không than vãn luôn là cách bạn chọn để đối diện với mọi việc, dù là tồi tệ nhất. Đôi khi bạn nhìn nhận mọi việc quá dễ dàng, không tập trung, không cố gắng và rất dễ thay đổi.
Tính cách số 4
Sự cẩn thận và trầm lặng trong tính cách là biểu hiện cho những người thuộc kiểu tính cách số 4. Bạn thích sự bền bỉ, âm thầm và lặng lẽ làm mọi việc. Bạn thích chăm chút từng chi tiết dù là nhỏ nhất nên những ngành nghề thích hợp với người số 4 là: kế toán, kỹ sư, nhà hóa học, nhà toán học…Bạn luôn mang trong mình một tinh thần trách nhiệm cao khi làm việc. Chính vì thế, bạn sẽ hơi khắt khe và không chấp nhận được những lỗi lầm dù là những lỗi nhỏ nhất mà người khác mắc phải.
Tính cách số 5
Bạn là một người mau lẹ, luôn có nhiều sáng kiến trong công việc. Bạn thích sự thay đổi liên tục hơn là một công việc cố định hàng ngày. Bạn thích mang niềm vui, sự yêu đời đến những người xung quanh. Bạn thích hợp với những nghề nghiệp như: hội họa, nhiếp ảnh, phi công… Bên cạnh đó, người số 5 có tính cách rất bộp chộp, nóng nảy và không giữ bình tĩnh được trong nhiều trường hợp.
Tính cách số 6
Đây là một kiểu người có tính cách nhân ái, mềm mỏng và sống tình cảm với mọi người. Bạn là một người sống rộng lượng, thường xuyên giúp đỡ mọi người. Vì thế, có nhiều lúc rất dễ bị bạn bè lợi dụng, lừa gạt. Tính cách này phù hợp với những ngành nghề liên quan đến hoạt động vì xã hội, vì cộng đồng.
Tính cách số 7
Bạn là một người có nhiều ý kiến cá nhân, thích sự tự lập và sống khá khép kín. Bạn thích hợp với các công việc nghệ thuật, khoa học, giáo dục…Bạn tự đặt ra cho mình những tiêu chí và bắt buộc bản thân phải làm được.
Tính cách số 8
Sự quyền lực và thành công là những điều mà người thuộc tính cách số 8 mong muốn. Họ là một người có các tính riêng và không thích nghe lời bất kỳ ai. Bạn thường đưa mình vào một khuôn khổ kỷ luật, thích hợp với công việc: tài chính, kế toán, kinh doanh…
Tính cách số 9
Người số 9 là một người sống tình cảm, rất thích giúp đỡ những người xung quanh. Họ sẽ thường bị tình cảm dẫn dắt hơn là lý trí. Bạn không thích sự cãi cọ gay gắt mà thường bình tĩnh để giải quyết mọi chuyện. Người có tính cách này rất thích hợp làm những công việc như: bác sĩ, y tá, cán bộ xã hội… Bạn rất dễ dàng bị tình cảm chi phối với công việc, rất dễ thay đổi và không trung thành với một công việc nhất định.
Thực tế, những con số cũng không nói lên được chính xác tính cách của một con người. Tính cách sẽ thay đổi theo thời gian, theo môi trường sống hay theo những vấn đề mà chúng ta gặp hàng ngày. Phương pháp này cũng chỉ là một cách tính để chúng ta tham khảo, để mọi người biết bản thân còn có năng lực tiềm ẩn gì hoặc thế mạnh gì cần phải phát huy. Bên cạnh đó là những nhược điểm mà chúng ta không nhận ra trước đây, biết cách khắc phục và ngày một hoàn thiện hơn.
Hoạt động teambuilding mang đến cho bạn những lợi ích gì?
Teambuilding là một hoạt động giúp nâng cao tinh thần đồng đội và gắn kết các đội nhóm. Hoạt động này bao gồm các trò chơi được thiết kế giúp mọi người trải nghiệm các tình huống trong cuộc sống, qua đó rút ra được những bài học thực tế, giúp mọi người ngày càng hoàn thiện bản thân khi làm việc trong một tập thể. Không dừng lại ở đó, teambuilding còn mang đến cho mọi người những lợi ích đáng kể. Cùng tham khảo bài viết bên dưới nhé.
Rèn luyện tinh thần đồng đội
Teambuilding sẽ là một hoạt động giúp bạn rèn luyện tinh thần đội nhóm hiệu quả. Tất cả các trò chơi đều có chung một mục tiêu là giúp mọi người tạo sự gắn kết, hợp tác và nâng cao tinh thần làm việc nhóm. Qua đó, các thành viên trong một đội phải phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, khéo léo, dung hòa để mang về chiến thắng. Mỗi cá nhân trong nhóm sẽ có một nhiệm vụ khác nhau nhưng không thể tách rời khỏi đội nhóm, cùng giúp đỡ và thúc đẩy nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Thông qua hoạt động teambuilding, các bạn trong một đội sẽ càng hiểu nhau hơn và giúp mọi người hợp tác trong công việc dễ dàng hơn.
Khi tham gia teambuilding, những mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm chắc chắn sẽ xảy ra. Điều quan trọng là mọi người phải lắng nghe ý kiến của nhau, tôn trọng lẫn nhau và vì một mục tiêu chung của cả tập thể.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp sẽ được xây dựng khi bạn tham gia các hoạt động teambuilding. Khi tham gia bất kỳ trò chơi tập thể nào bạn cũng phải lắng nghe ý kiến của đồng đội, đưa ra ý kiến cá nhân, thảo luận và đưa ra thống nhất chung cho cả đội để hoàn thành mục tiêu. Chính vì thế, khi tham gia các hoạt động teambuilding, kỹ năng giao tiếp sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
Xây dựng các mối quan hệ
Xây dựng các mối quan hệ mới và thắt chặt các mối quan hệ cũ cũng là một mục tiêu mà teambuilding muốn hướng đến. Qua đó, khi tham gia những hoạt động này, bạn sẽ được gặp những người mới và hợp tác với họ, chắc chắn rằng bạn sẽ có thêm cho mình những người bạn mới trong cuộc sống và công việc.
Bên cạnh đó, các mối quan hệ cũ sẽ được thắt chặt và gắn bó hơn. Các thành viên sẽ hiểu nhau hơn, có một cái nhìn tích cực về nhau và giúp tình bạn, tình đồng nghiệp ngày càng bền vững.
Rèn luyện kỹ năng ra quyết định
Quyết định chính xác vào thời điểm hợp lý sẽ là mấu chốt để bạn giải quyết mọi vấn đề. Chính vì thế, các trò chơi teambuilding được thiết kế giúp người chơi thể hiện sự quyết đoán của mình khi đưa ra những quyết định. Các lựa chọn chính xác ở những thời điểm then chốt đều giúp cả đội dành chiến thắng.
Bên cạnh đó, việc ra quyết định còn phụ thuộc vào sự đồng ý của cá nhóm. Bạn không đưa ra quyết định chỉ có lợi cho cá nhân mà phải nghĩ đến lợi ích chung của cả một tập thể. Thông qua những trò chơi này, bạn sẽ học được cách ra quyết định một cách sáng suốt ở thời điểm chính xác và phải vì lợi ích của cả một tập thể.
Biết được điểm mạnh, điểm yếu
Khi tham gia teambuilding, bạn sẽ hiểu hơn về chính bản thân mình. Trong những lúc gấp rút và khó khăn nhất, mình sẽ luôn bình tĩnh để giải quyết vấn đề hay sẽ vội vàng, hốt hoảng làm hỏng mọi chuyện. Trong những trường hợp sai sót của đồng đội, mình sẽ cùng nhau khắc phục hay quát tháo và chỉ trích đồng đội, gây mất tinh thần đoàn kết của cả nhóm. Thông qua những tình huống thực tế như thế, bạn sẽ nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của chính bản thân mình. Hơn hết, bạn biết cách khắc phục để hoàn thiện hơn.
Tất nhiên, việc chiến thắng hay không cũng không quan trọng bằng việc chúng ta đã học được những gì khi tham gia teambuilding
Thư giãn sau giờ làm việc
Sau khi làm việc vất vả, ai cũng cần được nghỉ ngơi. Teambuilding sẽ giúp mọi người thư giãn, tạo không khí sôi nổi, phấn chấn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Giúp bạn cảm thấy thoải mái khi bắt đầu công việc và qua đó năng suất làm việc sẽ được cải thiện đáng kể.
Trong bất kỳ công việc nào, một cá nhân giỏi sẽ không bao giờ làm nên chuyện nếu không có một đội nhóm đoàn kết. Hãy học cách hòa hợp với một tổ chức, hiểu và tôn trọng ý kiến của mọi người. Qua đó, giúp mọi người nhận ra điểm mạnh và điểm yếu để hoàn thiện bản thân hơn. Và hoạt động teambuilding sẽ giúp bạn học được những điều đó.
10 nghề nghiệp với triển vọng tốt nhất cho năm 2017
- Phân tích dữ liệu
Mong muốn phân tích, thao tác và lưu trữ dữ liệu một cách an toàn là điều thiết yếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời đại hiện tại. Với máy tính nhận thức trên đường chân trời, không có thiếu công việc phải làm. Kỹ năng phát triển, cùng với kỹ năng viết mã và kiểm tra là các kỹ năng chính cần có.
- Kiến trúc sư kỹ thuật
Thời đại kỹ thuật số đang nhanh chóng chiếm lĩnh tất cả các ngành, với phần mềm trở nên tiên tiến và nhu cầu kinh doanh phát triển.
Các vai trò này được thiết kế để kết hợp các khía cạnh của lãnh đạo và hoạt động, để duy trì cấu trúc của chương trình.
Vai trò này không chỉ đòi hỏi những người lao động có tay nghề cao mà còn là một công nhân dễ dàng ủy thác và quản lý dự án .
3. Thợ sửa ống nước
Các thợ ống nước sẽ được yêu cầu cao hơn trong năm 2017, với những kỹ năng cụ thể cần thiết để thực hiện vai trò theo tiêu chuẩn bắt buộc. Kỹ năng giao tiếp là điều tối quan trọng – không thể tránh khỏi khả năng giải thích các khía cạnh của công việc cho khách hàng, nhà cung cấp, nhà quản lý và nhà thầu phụ.
Có thể hiểu bản vẽ của hệ thống nước. Cuối cùng, có những kỹ năng thực tiễn mà vai trò cần để thực hiện công việc, sử dụng các công cụ chuyên dụng và thiết bị.
- Trưởng phòng Khách hàng
Do tính chất thay đổi của cách khách hàng mua, người bán lẻ cần phải theo dõi các thói quen mua sắm trực tuyến. Ngành công nghiệp đang tìm kiếm ứng viên có kinh nghiệm đa phương tiện và truyền thông xã hội. Thực tế, rất hiếm khi một công ty thuê một ứng viên không có kinh nghiệm truyền thông xã hội.
Vai trò này đòi hỏi sự hiểu biết về tương tác của khách hàng và cách thức các nhà bán lẻ tham gia với khách hàng, đòi hỏi phải có sự truyền thông và kỹ năng chiến lược mạnh mẽ. Nhận thức được độ tuổi kỹ thuật số và sự nghiệp lâu dài và khỏe mạnh trong một phạm vi rộng các lĩnh vực đang ở dưới chân bạn.
- Kế toán cao cấp
Với Brexit trên đường chân trời, những người kế toán đang được kêu gọi để đưa ra lời khuyên về các vấn đề như thuế doanh nghiệp và cơ cấu lại. Họ đặc biệt đang tìm kiếm những người có kỹ năng đối tác kinh doanh và sự nhạy bén thương mại hơn là các kỹ năng kế toán tài chính thực tế.
Vai trò này đòi hỏi phải có sự liên quan lớn với các bộ phận khác của doanh nghiệp, do đó khả năng dịch thuật ngữ cho người không am hiểu hiểu nhiều về tài chính là yếu tố chính khi áp dụng vai trò này. Công việc này cũng cần một cá nhân có kỹ năng dự báo xuất sắc, người có quan điểm thương mại tốt về rủi ro và cơ hội.
- Quản lý nhân sự
Vai trò nhân sự đang trở nên ít giao dịch và mang tính chiến lược hơn. Sử dụng mô hình kinh doanh hiện tại, các yếu tố giao dịch đang được lấy từ bên ngoài hoặc chuyển đến các trung tâm dịch vụ chia sẻ.
Kiến thức chuyên môn về phần mềm nhân sự cụ thể luôn ưu tiên cho nhà tuyển dụng, đặc biệt là phần mềm dựa trên đám mây. Kỹ năng tổ chức là rất quan trọng, kết hợp khả năng quản lý thay đổi cơ cấu và xử lý thông tin nhân sự chuyên nghiệp.
Sự cam kết của nhân viên là một yếu tố mà nhà tuyển dụng mong muốn từ một ứng cử viên, để hỗ trợ các nhân viên duy trì một mối liên kết tích cực giữa công việc của họ và doanh nghiệp như một tổng thể, do đó dẫn đến việc duy trì nhân viên.
- Quản lý Khách sạn
Các nhà quản lý khách sạn chịu trách nhiệm quản lý hàng ngày của doanh nghiệp và nhân viên. Những người quản lý như vậy nên thể hiện niềm đam mê cho ngành công nghiệp của họ với sự nhạy bén về tài chính và kinh doanh.
Vào năm 2017, nhu cầu về kỹ năng tài chính sẽ mở rộng cho những người có kinh nghiệm chuyên môn về sức khoẻ và an toàn do Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm cam kết sẽ thay đổi cách giám sát kinh doanh thực phẩm. Ngoài các kỹ năng giao tiếp đặc biệt, các nhà quản lý phải có các kỹ năng ủy thác và vận hành để duy trì hoạt động kinh doanh trơn tru.
Khách sạn là một nghề nghiệp thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng và rất nhiều sự sáng tạo tinh tế và kiểm soát.
- Nhà phát triển Java
Với sự khao khát liên tục cho các chương trình mới và sáng tạo để cho phép các công ty phát triển, sự góp sức của các nhà phát triển javathực sự cần thiết. Bạn phải có khả năng chứng minh rằng bạn có kỹ năng java chuyên nghiệp, chẳng hạn như tập lệnh java, CSS, JMS và XML, các khuôn khổ như Spring / Hibernate.
Khả năng phân tích các vấn đề phức tạp là một yếu tố mà các ứng viên phải cảm thấy thoải mái khi làm. Con đường sự nghiệp này cho thấy bạn đang tham gia ngay từ đầu dự án, vì vậy khả năng làm việc độc lập và như một phần của đội là một điều rất quan trọng.
- Cố vấn bán hàng kỹ thuật
Đã có nhiều cơ hội việc làm trong thị trường bán hàng công nghệ trong năm nay, dự kiến sẽ tiếp tục vào năm 2017. Nhu cầu về các sản phẩm an ninh mạng cũng như các sản phẩm gia tăng và ảo được liên tục phát triển, với các công ty khổng lồ công nghệ phát hành sản phẩm của riêng họ.
Kiến thức chuyên môn trong các chuyên mục này chắc chắn sẽ giúp bạn nổi bật trong một hồ bơi có năng khiếu cao. Khả năng giao tiếp tự tin sẽ mang lại cho bạn một chặng đường dài trong một ngành công nghiệp cạnh tranh.
Làm thế nào để trở thành một Corywriter tự do thành công?
Trở thành một freelancer thành công là điều không hề dễ dàng, đặc biệt nếu bạn chưa từng làm có kinh nghiệm. Nó liên quan đến nhiều khả năng, từ việc có thể viết văn bản chính xác ngữ pháp để ít nhất có được các kỹ năng kinh doanh cơ bản. Vì vậy, dưới đây là vài lời khuyên cơ bản để giúp bạn có được hợp đồng đầu tiên của mình tại các cơ sở tự do cho các nhà văn và dịch giả như LingJob.com hoặc iWriter.
Các bước:
- Tạo ấn tượng cho hồ sơ của bạn.
Một hồ sơ và bản lý lịch hấp dẫn chính là chìa khóa thành công. Điều đầu tiên bạn nên làm để có được công việc là tạo ra một hồ sơ ấn tượng và bắt mắt. Hồ sơ không nên quá dài, nhưng nên chứa những điểm mạnh then chốt của bạn ở định dạng hấp dẫn và dễ đọc. Không liệt kê bất kỳ thông tin không liên quan nào, ví dụ như tình trạng hôn nhân của bạn hoặc bất kỳ thông tin cá nhân không cần thiết nào khác bởi vì nó có thể làm mất khách hàng tiềm năng của bạn. Hãy quảng cáo về bản thân tốt nhất có thể trong hồ sơ của bạn.
- Xem xét tạo tiểu sử hoặc trang web trực tuyến.
Bước này là tùy chọn, nhưng có thể làm tăng đáng kể cơ hội nhận được một công việc của bạn. Nếu bạn đã làm bất kỳ công việc viết nào trước đây, điều thứ hai bạn có thể làm là tạo ra một số danh mục đầu tư, ví dụ như một blog. Có nhiều lựa chọn dễ dàng để tạo ra một cái nhìn chuyên nghiệp (WordPress, Blogspot, v.v.). Bằng cách có được nó, bạn có thể chứng minh cho khách hàng tiềm năng của bạn khả năng rằng bạn có đủ khả năng để hoàn thành tốt công việc đó.
- Hãy bắt đầu từ công việc đơn giản.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã sẵn sàng, trước hết hãy tìm một công việc nhỏ. Không phải ai cũng bắt đầu kiếm hàng trăm đô la mỗi giờ bằng cách làm các công việc tự do. Đừng cảm thấy xấu hổ về bất kỳ công việc bạn sẽ tìm thấy. Hãy thử tìm kiếm một cái gì đó mà bạn quan tâm và rằng bạn sẽ có thể làm điều đó một cách dễ dàng. Bạn chắc chắn sẽ được lợi từ những công việc nhỏ này. Bạn sẽ phần lớn danh mục đầu tư của bạn, đây là cơ hội để có được một số địa chỉ liên lạc, và cũng là một thực hành tốt để chuẩn bị cho một công việc trong tương lai.
- Hành động và chuyên nghiệp.
Điều cuối cùng tôi có thể khuyên bạn là phải chuyên nghiệp. Cần tạo ấn tượng đầu tiên cho bất kỳ khách hàng tiềm năng nào. Làm theo hướng dẫn của họ trong danh sách việc làm, luôn viết một cách lịch sự, đúng ngữ pháp, thướng đến hình thức điểm, thể hiện sự tự tin và công việc của bạn, và luôn luôn cố gắng trả lời tin nhắn kịp thời. Tôi hy vọng rằng những lời khuyên này sẽ giúp bạn có được công việc đầu tiên của bạn. Chúc bạn may mắn!
8 loại việc làm mỗi công ty sẽ tuyển dụng vào năm 2020
- Các nhà phân tích dữ liệu sẽ có nhu cầu.
Theo báo cáo, vào năm 2020, các nhà phân tích dữ liệu sẽ trở nên ngày càng quan trọng trong tất cả các ngành công nghiệp.
Những người trả lời khảo sát cho biết họ mong muốn có nhu cầu cao hơn cho các nhà phân tích số liệu bởi vì họ sẽ cần sự trợ giúp để tạo ra ý nghĩa của tất cả các dữ liệu do sự gián đoạn công nghệ gây ra.
- Trong thực tế, máy tính và các công việc toán học cũng sẽ tiếp tục được tăng cường.
Các công việc thuộc ngành công nghiệp máy tính và toán học sẽ phát triển.
Những nghề này bao gồm các lập trình viên máy tính, các nhà phát triển phần mềm, các nhà phân tích an ninh thông tin và nhiều hơn thế nữa.
- Nghề kiến trúc sư và công việc về kỹ thuật sẽ vẫn ổn định.
Trong bốn năm tới, nhu cầu về những người có kỹ năng về kiến trúc và kỹ thuật sẽ tiếp tục gia tăng.
Cụ thể, báo cáo cho biết sẽ có sự tăng trưởng của các kỹ sư chuyên về hóa sinh, công nghệ nano, robot học và vật liệu.
Theo báo cáo, đến năm 2020, sẽ có 2 triệu việc làm trên toàn thế giới thuộc lĩnh vực máy tính và toán học, kiến trúc và kỹ thuật.
- Cần có nhiều nhân viên bán hàng chuyên biệt.
Khi các tiến bộ công nghệ tiếp tục làm gián đoạn ngành công nghiệp, sẽ có nhu cầu ngày càng tăng về các nhân viên bán hàng chuyên biệt vì họ sẽ có nhiệm vụ thể giải thích các dịch vụ của công ty cho nhiều khách hàng bao gồm doanh nghiệp, chính phủ, người tiêu dùng.
Ví dụ như khi nội dung ngày càng được tiêu thụ trên điện thoại di động, một công ty truyền thông kỹ thuật số sẽ muốn thuê những nhân viên bán hàng am hiểu về những quảng cáo trên điện thoại di động.
- Các nhà quản lý cấp cao sẽ cần đến các ngành công nghiệp trong toàn bộ hội đồng quản trị để dẫn dắt các công ty thông qua các giai đoạn chuyển đổi.
Báo cáo cho biết, Các ngành công nghiệp đã chín muồi cho sự gián đoạn cũng cần những quản lý cấp cao mới giúp các công ty điều hướng những vùng nước thay đổi.
Theo báo cáo, các ngành công nghiệp sẽ cần những nhà quản lý cấp cao mới này bao gồm các phương tiện truyền thông, giải trí và thông tin.
- Không thể thiếu các nhà thiết kế sản phẩm
Theo một báo cáo, một trong những kỹ năng hàng đầu sẽ có nhu cầu vào năm 2020 là sự sáng tạo. Điều này sẽ xảy ra bởi vì trong khi rất nhiều công việc đơn điệu có thể được tự động, các công việc sáng tạo vẫn cần một con người.
Một cuộc khảo sát nghề nghiệp cho biết sẽ ngày càng cần những nhà thiết kế, cụ thể là thương mại và các nhà thiết kế công nghiệp.
Đây là những người thiết kế và phát triển các sản phẩm như ô tô, thiết bị gia dụng, tiện ích và các hàng hoá sản xuất khác.
- Các chuyên gia về nhân sự và phát triển tổ chức cũng sẽ cần thiết để giúp đào tạo nhân viên.
Trong khi những thay đổi về công nghệ và kinh tế xã hội sẽ làm cho một số công việc biến mất hoàn toàn, thì cũng sẽ có một công việc mới được tạo ra. Vì vậy, các nhận viên phải luôn được học hỏi và đào tạo những kĩ năng mới.
Một cách mà các công ty đang có kế hoạch đối phó với việc tìm kiếm tài năng cần thiết cho các công việc mới là đào tạo nhân viên hiện có với bộ kỹ năng mới.
Trên thực tế, theo báo cáo, 65% số người được hỏi cho biết họ đang đầu tư vào việc đào tạo lại nhân viên hiện tại.
Vì vậy các chuyên gia phát triển và các chuyên gia nguồn nhân lực sẽ cần thiết không chỉ để tuyển dụng vào thị trường cạnh tranh mà còn cần thiết để giúp nhân viên phát triển các bộ kỹ năng mới.
- Nhu cầu đối với các chuyên gia về quy định và quan hệ chính phủ sẽ tiếp tục tăng khi các công ty năm bắt các công nghệ mới.
Khi các công ty áp dụng và phát triển các công nghệ mới nổi, họ cũng sẽ tìm cách thuê những người quen thuộc với cách điều hướng các khía cạnh pháp lý của sự vật.
Ví dụ, khi các nhà sản xuất ô tô truyền thống và các công ty công nghệ phát triển xe ô tô không lái xe, họ cũng thuê người hiểu các luật có liên quan và làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tìm ra cách tốt nhất để thực hiện công nghệ.
Kinh tế Đức sẽ tăng trưởng ổn định trong năm 2017
Khi Đức dâng hiến một cuộc bầu cử liên bang vào mùa thu, cả hai bên sẽ được thúc đẩy bởi các dự báo kinh tế mạnh mẽ trong năm nay.
Viện Nghiên cứu Kinh tế, gọi tắt là IFO, lạc quan về tăng trưởng năm 2017 nhưng đã cảnh báo trong Chỉ số Khí hậu Kinh doanh tháng Một rằng nền kinh tế sẽ không mạnh như họ đã dự đoán cách đây một tháng.
Nhà kinh tế học của IFO Klaus Wohlrabe cho biết, sự sụt giảm nhẹ của phong vũ biểu vào đầu năm như là một “kẻ giết người tâm thần” nhỏ, nhưng không nên quá nhấn mạnh bởi vì các nhà quản lý khảo sát vẫn giữ quan điểm tích cực về tình hình kinh doanh hiện tại.
Đặc biệt, họ lạc quan hơn nhiều so với thị trường xuất khẩu.
Chính phủ cũng cảm thấy tự tin và cho biết trong báo cáo thường niên của mình rằng “tình hình kinh tế mạnh mẽ sẽ tiếp tục trong năm nay”, theo báo cáo kinh tế hàng năm mới của mình. Chính phủ dự kiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ tăng 1,4% trong năm nay, đưa các dự báo vào giữa các dự báo của các viện kinh tế và các tổ chức quốc tế, ước tính tăng trưởng năm 2017 dao động từ 0,9 đến 1,7%. IFO và hiệp hội ngành công nghiệp Đức, BDI, dự đoán tăng trưởng 1,5 phần trăm.
Dự báo chính thức của chính phủ có số lượng việc làm ở Đức tăng 320.000 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 6.0%, đây sẽ là mức thấp mới kể từ khi thống nhất nước Đức. Tổng thu nhập dự kiến sẽ tăng 2,5 phần trăm, như năm ngoái.
“Vào năm 2017, một nhân viên sẽ có số tiền trung bình là 2.000 euro (hơn 2.150 đô la) trong túi của mình so với thời điểm bắt đầu thời kỳ lạm pháp”, theo phát biểu của ông Sigmar Gabriel tại cuộc họp báo cuối cùng của ông với tư cách là bộ trưởng kinh tế của Đức. Ông Gabriel coi chi tiêu tiêu dùng là người bảo đảm phục hồi. Theo ông Gabriel, với mức tăng trưởng 2,8%, xuất khẩu sẽ tăng mạnh hơn năm 2016. Do nhập khẩu 3,8%, đang tăng nhanh hơn xuất khẩu, thặng dư tài khoản vãng lai sẽ giảm trong năm nay.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ủy ban Châu Âu đã chỉ trích những thặng dư quá cao của Đức đã có trước đây và những con số này sẽ làm họ yên tâm.
Chỉ số RWI Container Throughput Index, đạt mức cao mới vào tháng 12, cũng báo hiệu triển vọng cải thiện xuất khẩu. Nó đưa ra dấu hiệu cho thấy thương mại thế giới, vốn đã yếu trong hai năm qua, hiện đang trên đà hồi phục. Chỉ số BDI cũng kỳ vọng thương mại thế giới tăng lên tới 4%, sau hai năm chỉ còn 3%.
Website: RWI/ISL Container Throughput Index
Khu vực đồng euro dường như cũng đang trong giai đoạn ổn định. Chỉ số Markit Purchasing Managers cho thấy “tăng trưởng mạnh mẽ” cho khối này trong tuần này, cũng như sự gia tăng mạnh nhất về vấn đề việc làm trong chín năm.
Tất cả những điều này cho thấy kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về hạn chế thương mại tự do chưa làm ảnh hưởng đến nền kinh tế. Cho dù “Trumponomics” sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế châu Âu thông qua các mức thuế quan có thể có hoặc có thể có lợi cho nó như là kết quả của các chương trình đầu tư mới và cải cách thuế là hoàn toàn không rõ ràng và gây ra một cuộc tranh luận cơ bản giữa các nhà kinh tế.
“ Andreas Scheuerle thuộc ngân hàng Deka Bank ở Düsseldorf cho biết, sau một tuần làm việc, tổng thống Trump đã cố gắng giảm tâm trạng của các công ty Đức. Trong khi Holger Sandte thuộc tập đoàn dịch vụ tài chính Thụy Điển Nordea tin rằng triển vọng không chắc chắn nhưng không nhất thiết là xấu.